Hạt dổi rừng khô đen bóng,tô điểm vài vết nhăn nho nhỏ được dùng làm gia vị có hương thơm quyến rũ khó tã.Nếu thiếu loại hạt này sẽ mất đi hương vị đặc trưng của ẩm thực Tây Bắc.
Đặc điểm sản phẩm hạt dổi rừng
- Tên sản phẩm: Hạt dổi rừng
- Màu sắc: Đen
- Mùi vị: Thơm nồng,cay nhẹ
- Hình dáng: Hơi tròn,dai
- Nguồn gốc: Tây Bắc
- Quy cách đóng gói: Hũ 100g
Sự kết hợp hoàn hảo của bộ đôi gia vị hoang dã Hạt dổi & Mắc khén đã tạo ra đặc trưng quyến rũ cho ẩm thực Tây Bắc.Ẩn chứa đằng sau nó là cả một bản sắc văn hóa,tập quán và lối sống biết dựa vào thiên nhiên của người vùng cao.
Nước ta hạt dổi rừng làm gia vị có cả ở Tây Nguyên,nhưng hạt có hương vị độc đáo,nồng nàn phải là dổi của rừng Tây Bắc nó thơm thơm,cay cay,tê tê rất khó tả
Trước đây cứ tới mùa dổi chín bà con Tây Bắc đi tìm những cây dổi cao niên nhặt hạt rụng quanh gốc về phơi khô bỏ ống lứa dùng dần.
Hiện nay lọai hạt rụng này rất hiếm,chủ yếu là loại hạt già gần chín được hái từ trên cây.hạt dổi chín còn tươi có màu đỏ,khi phơi khô chuyển sang màu đen.
Cây dổi là thân cây gỗ lâu năm cao hàng chục mét,cây càng lớn tuổi chất lượng hạt dổi rừng càng tốt,đồng nghĩa với cây càng cao.
Vì vậy để hái được những quả chín già chất lượng rất kỳ công, vất vả, người ta phải tìm đủ mọi biện pháp để trèo nên cây lựa chọn.
Các loại hạt dổi rừng
√ – Về giống dổi
Trong tự nhiên có hai giống cây giổi gọi theo cách dân giã là dổi nếp và dổi tẻ:
- Dổi tẻ: Cho quả to tròn phần phần quả giáp cuống nhỏ,phía dưới to,loại này cho hạt to,da mịn,hai đầu hạt không đều nhau,khi nướng ít nở,mùi hắc không được dùng làm gia vị.
- Dổi nếp:Qủa hình bầu dục,vỏ ngoài quả có những vết chấm đốm sáng,hạt chín khi tươi có màu đỏ chót,khi khô chuyển màu đen,bên ngoài hạt có vết nhăn,khi nướng nở căng to và rất thơm,đây là loại ví như vàng đen Tây Bắc.
√ – Về phân loại chất lượng
- Loại 1: Là loại hạt ở những cây dỗi rừng cổ thụ chín rụng được bà con lượm quanh gốc cây,loại này chất lương nhất,nhưng rất hiềm,gần như không gặp trên thị trường.
- Loại 2: Là loại được thu từ những cây dổi già,bằng cách trèo cây hoặc căng bạt rung cành,ít bị lẫn quả non,cho hạt đồng đều,độ thơm không thua kém loại 1,
- Loại 3: Được thu hoạch theo kiểu tận diệt bằng cách chặt cành,loại này cho hạt không đồng đều,nhiều hạt non khi khô có màu cánh dán.
Hạt dổi rừng trong ẩm thực
Những ai đã từng đi qua Tây Bắc và thưởng thức món trâu gác bếp,cá suối nướng than hồng chấm với muối dổi hay chẳm chéo chắc sẽ khó quên hương vị nồng nàn,rất riêng của ẩm thực nơi dây,
Bộ đôi hạt dổi và mắc khén có mặt trong hầu hết món ăn của người Mường,người Thái,nó là linh hồn tạo ra tinh túy đặc sắc cho âm thực Tây Bắc.
Những món rất dân giã,đời thường thêm một chút hạt dổi rừng sẽ trở nên hấp dẫn và quyến dũ vô cùng.Đĩa tiết canh diểm thêm vài vụn Hạt dổi thôi không sớm thì muộn nó sẽ biến thành con nghiện.
Bà con vùng cao sử dụng hạt dổi chế biến trong các món thường nhật:
√ – Thức chấm
Hạt dổi rừng pha thức chấm đặc biệt thích hợp chấm các món thịt luộc như lợn,gà,vịt hay lòng rồi,măng luộc,xôi……Nhưng lưu ý chỉ 2- 3 hạt thôi,nếu nhiêu quá thức chấm sẽ đắng.
- Món chẳm:: 2- 3 hạt dổi,thìa nhỏ mắc khén,bột canh,ớt tươi, Chộn đều tất cả nguyên liệu trong bái nhỏ.
- Muối trộn hạt dổi: Lấy 2-3 hạt dổi nướng tán nhuyển, Muối rang hoặc bột canh, Chộn đều nguyên liệu trong bát đĩa
- Chẳm chéo: 2-3 hạt dổi rừng nướng, 1 thìa cafe mắc khén bột,rau húng,bạc hà,ngò rí,ngò gai,gừng,xả,ớt,tỏi,bột canh hoặc muối.Rửa sạch các loại rau,ớt nướng heó,cho tất cả vào cối giã nhuyễn,càng nhuyễn càng ngon,Khi dùng nếu thấy khô có thể cho thêm chút nước sôi nguội để rễ chấm.
√ – Tẩm ướp các món nướng
- Thịt cá nướng: dùng 2-3 hạt dổi+thìa bột mắc khén tẩm ướp thịt trước khi nướng 15-20 phút,món nướng cho mùi vị rất thơm,cũng như món chấm điều chỉnh hạt dổi phù hợp với lượng thực phẩm và phải kết hợp với mắc khén,chứ không tẩm ướp dổi không:
- Thịt gác bếp: Các món thịt trâu,thịt bò tươi gác bếp sẽ dậy mùi hơn,để được lâu hơn khi tẩm ướp với hạt dổi Tây Bắc và mắc khén,nhưng không thích hợp cho thịt heo gác bếp.
√ – Món canh & đồ muối chua
- Món canh măng chua với xương lợn hay gà,vịt của người Mường Hòa Bình thường được bỏ hạt dổi sau khi nấu xong.
- Hoặc cho vào các loại rau dưa muối làm hũ dưa hấp dẫn hơn
Ngoài ra có thể cho hạt dổi rừng vào nước mắm chấm rau hàng ngày hay tẩm ướp các loại thịt kho sẽ rất dậy mùi,
Cách sơ chế hạt dổi rừng
Trước khi đưa vào chế biến cần phải được sơ chế hạt mới dậy được hương thơm, hạt dỗi Tây Bắc đã sơ chế không để được nâu,vì vậy mỗi lần chỉ làm lượng đủ dùng:
- Nướng hạt dổi trên than củi cho hạt nở căng là được.
- Hoặc nướng cách xa lửa trên bếp ga,sau đó tán nhỏ rồi chế biến
- Lưu ý là hạt dổi phải nướng mới thơm,rang không dậy hương thơm
- Mỗi lần dùng chỉ 2-3 hạt,có thể tăng thêm nếu lượng món ăn nhiều,
Hạt dổi rừng rất dễ mất mùi vì vậy nên bảo quản trong hũ kín,đễ nơi khô thoáng,sau mỗi lần dùng đậy nắp hũ cho chặt đề phòng hư hỏng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.