Là một loại cây cho củ Cây nghệ vàng đã được người Việt sử dụng rộng rãi làm gia vị và nhuộm màu thực phẫm từ xa xưa.Hơn thế nữa nó còn là một vị thuốc quen thuộc trong y học dân tộc với nhiều tác dụng quý.
Đặc điểm sinh thái cây nghệ vàng
- Tên gọi khác: Uất kim,khương hoàng,Khinh lương,Nghệ nhà
- Tên khoa học:Curcuma longa
- Tên tiếng anh:Indian saffron,Saffron spice
- Thuộc họ: Gừng
Là cây thân thảo có chiều cao từ 0,6-1m,củ được hình thành từ rễ,lá cây thon nhọn ở hai đầu,mặt lá hình trái xoan,có màu xanh lục,hai mặt lá nhẵn mịn.
Hoa mọc từ giữa các kẽ lá,có màu tím,xanh lục,xanh lục vàng nhạt,mang hình nón thưa,chia thành 3 thuỳ,2 thuỳ hai bên thẳng,thuỳ dưới hõm thành máng sâu.Qủa nang 3 ngăn,hạt có áo.
Có nguồn gốc từ vùng đông nam Ấn dộ,cây có trong hoang dã và được trồng nhiều ở các nước Châu á như Trung Quốc,Lào,Campuchia,Indonexia,Ấn Độ, Việt Nam và các nước nhiệt đới.
Cây nghệ phù hợp với nhiều đồng đất,vì vậy cây được trồng khắp 3 miền nước ta,cây cần nhiệt độ từ 20-30ºc.là loại cây hàng năm,rễ củ có khả năng tái sinh chồi mới nhiều lần.
Bộ phận sử dụng là rễ củ được thu hái quanh năm khi cây đã trưởng thành,dùng chế biến gia vị thuốc nhuộm màu và làm dược liệu.
Thành phần rễ củ cây nghệ vàng
Thành phần chính của cây nghệ vàng là nhóm các hợp chất curcuminnoid trong đó bao gồm:
- Curcumin,
- Bisdemethoxycurcumin,
- Demethoxycurcumin,
- các tinh dầu,protein,đường và nhựa.
Curcumin một dạng polyphenol tự nhiên là hoạt chất chính trong củ nghệ,là chất tạo màu chứa nhiều dược tính chiếm tới 5%,có tinh thể màu đỏ ánh tím,không tan trong nước,nhưng tan trong rượu.
Tinh dầu chiềm 5%,nước 13,1%,protein 6,3%, chất béo 5,1%,chất vô cơ 3,5%,cacbonhydrat 69,4%,vcaroten và nhiều khoáng chất khác
Công dụng cây nghệ vàng
√ – Cây nghệ vàng trong chế biến thực phẫm
− Lá nghệ:
- Người nam bộ nhiều địa phương có món rau ăn sống luôn đi cùng với đọt và lá nghệ non,dùng ăn kèm các món nướng,xào lăn,mắm đồng và các món hon,Nó có mùi vị thơm và cay nhẹ rất thích hợp.
- Lá và đọt nghệ non xắt nhuyễn xào chung với thực phẩm có vị tanh như ếch,lòng heo,hải sản…..giúp khử nùi tanh và tăng hương vị món ăn.
− Củ nghệ
- Củ nghệ tươi được dùng làm gia vị xào nấu kho, các món ăn,có tác dụng khử tanh,kích thích vị giác và cho màu sắc món ăn bắt mắt hơn.
- Bột nghệ khô được sấy khô baỏ quản dùng dần chế biến cácmón ăn âu á,đặc biệt các món bánh được tạo màu bằng bột nghệ sẹ mềm mịn hơn.
√ – Công dụng cây nghệ vàng trong dược liệu
Theo y học phương đông củ nghệ vàng có tác dụng:
- Hành khí phá ứ,Thông kinh chỉ thống,
- Thông mật tiêu mủ,Tạo da non,
- Kích thích tăng tiết mật của gan,
- Giảm cholesterol máu.
Do các tính năng trên nên nghệ được dùng trong điều trị:
- Kinh nguyệt không đều,Ứ máu,bế kinh
- Bụng ngực đau nhức,Trướng khí,
- Sản phụ xấu máu kết hòn không ra,
- Viêm loét dạ dày,Tổn thương bầm tím
- Ung nhọt ghẻ nở,Phong thấp,đau nhức.
Từ thập niên 90 các nhà khoa học trong nước tiến hành nghiên cứu chiết xuất tinh bột nghệ vàng curcumin phục vụ sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Một số bài thuốc từ cây nghệ vàng:
− Trị mụn nhọt:
- 60g nghệ củ,80g củ ráy dại,40g nhựa thông,40g sáp ong,80g dầu vứng,
- Củ ráy gọt sạch giã nhuyễn cùng nghệ vàng,rồi nấu với nhựa thông dầu vừng,và sáp ong,để nguội phết nên giấy bản,dán vào mụn.
− Sản phụ bế kinh,điều kinh,vàng da:
- Nghệ vàng,củ gấu,quả quất xanh,
- Bỏ hết sấy khô,tán bột luyện mật ong,làm thành viên hoàn uống hàng ngày.
− Trị viêm âm đạo
- 30g bột nghệ vàng,phèn chua,hàn the mỗi thứ 20g,sắc với 500ml bỏ bã dùng thụt rửa âm đạo.
− Trị hen xuyễn,kéo đờm,khó thở:
- 100g nghệ giã nát,hoà với nước tiểu trẻ em vắt nước cốt uống.
− Trị đau dạ dày
- Lấy tinh bột nghệ luyện với mật ong vo viên nhỏ,phơi sấy khô uống đều mỗi ngày.
quá hay hết chổ che