Danh y Hải Thượng Lản Ông từng ứng dụng đinh lăng trong rất nhiều bài thuốc của mình và ông ví cây đinh lăng nếp là cây sâm cũa người nghèo bỡi những đặc điểm và tác dụng dược lý quý mà rẻ của chúng.
Đặc điểm cây đinh lăng nếp
Cây đinh lăng thuộc họ ngũ gia bì là cây thân bụi lâu năm, ,thân cây nhẵn,màu xám nâu, cao từ 0.5-2m.khi lá cây rụng thường để lại trên thân những vết sẹo lồi ra.
Lá mọc so le kép lông chim 2-3 lần,lá kép 3 lần sẻ lông chim,lé chet có răng cưa nhọn,phiến lá kép có thuỳ sâu,mép có răng cưa khôn đều.
Hoa đinh lăng có hình khối chuỳ ngắn,màu lục nhạt hay trắng xám 5 cánh với 5 nhị dài 2mm,,quả màu bạc hình dẹt,dài 3-4mm dày 1mm,trên đỉng quả có vòi nhuỵ chồi ra.
Cây có đặc tình ưa ẩm,ưa sáng,chịu bóng, chịu được hạn,nhưng không chịu được úng.Cây đinh lăng nếp thích nghi tốt trên nhiều chất đất và địa hình
Tuy nhiên cây phát triễn tốt hơn trên nền đất ẩm và tiêu thoát tốt,trong vùng khí hậu có hai mùa rõ rệt như miền bắc.
Dược liệu từ cây đinh lăng nếp
Bộ phận sử dụng làm dược liệu từ Cây đinh lăng bao gồm:
- Lá đinh lăng tươi khô
- Thân cành đinh lăng
- Rễ củ.đinh lăng
Trong đó có giá trị nhất là rễ củ đinh lăng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian trị một số bệnh hoặc dùng bồi bổ cơ thể.Hiện tại có nhiều loại thuốc được triết xuất từ đinh lăng.
– Thu hoạch và lựa chọn.
Để có củ rễ đinh lăng mềm,hoạt chất và năng suất cao người ta thu hoạch vào thu đông khi cây đạt độ tuổi từ 3-5 năm trở lên.
Sau khi thu hoạch rễ củ cây đinh lăng nếp cắt sát phần gốc,không cắt vào phần củ giả,rửa sạch đất cát để chỗ dâm mát,thoáng gió.
Hong một ngày cho ráo nước.rồi phơi trong dâm nhẵm mục đích giữ cho đinh lăng luôn thơm và ổn định dược tính.
Sau khi ráo nước ta tiến hành lựa chọn phân ra từng loại riêng biệt theo đường kính của rễ:
- Loại 1: Rễ củ có đường kính lúc tươi ≥ 10mm
- Loại 2: Rễ củ lúc tươi có đường kính ≤10mm
- Loại 3: Rễ củ tươi có đường kính ≤ 2mm
– Sơ chế rễ cũ đinh lăng
Với rễ to lột lấy vỏ rễ,với rễ nhỏ thái lát mỏng nguyên Củ cây đinh lăng nếp làm thuốc phải phơi khô trong dâm hoặc sấy khô ở nhiệt độ 50ºc-60ºc.
Trước khi sử dụng rễ đinh lăng khô có thể để nguyên hoặc sao tẩm.Cứ 100 kg dược liệu khô tẩm với 5 lit rượu gứng trộn đếu,rồi sao qua lửa nhỏ.
Tẩm tiếp 5 lit mật ong với 100 kg dược liệu cho thấm đều,rồi sao cho thơm vàng,Để nguội đóng gói nilong kín,để nơi khô thoáng
Tác dụng dược lý cây đinh lăng nếp
So sánh dịch triết đinh lăng với nhân sâm,người ta phát hiện trong đinh lăng có 7 vết,sâm 12 vết.Trong đó có 6 vết giống nhau.Năm 1961 Viện y học quân sự đã nghiên cứu và chứng minh đinh lăng ít độc hơn nhân sâm.
Cây đinh lăng nếp có tác dụng giúp cơ thể gia tăng sức dẻo dai ,tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi vận động cường dộ cao.
Rễ đinh lăng lăng sắc nước còn có khả năng :
- Kháng trùng roi
- Chống choáng phản vệ
- kích thích miễn dịch.
- Gỉảm cholesterol trong máu
- Chống trầm cảm
- Khống chế bệnh lỵ cấp,
- Tăng khả năng sinh lý
- Chống vi khuẩn sinh mủ và bệnh tiêu chảy.
- Tăng khả năng tiếp nhận của thần kinh vỏ lão.
Nghiên cứu của Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Hương thuộc Trung tâm Sâm và dược liệu Thành Phố Hồ Chí Minh đã khẳng định.:
“Các chất tìm thấy trong rễ cây đinh lăng nếp có tác dụng như nhân sâm,nhưng có giá rẻ hơn nhiều lần”
Điều đặc biệt có một số hoạt chất chỉ có ở lá đinh lăng,không có ở lá cây Araliaceae khác.Đây là các chất có khả năng kháng khuẩn mạnh và phòng chống một số thể bệnh ung thư.
Thân cành đinh lăng sắc nước hoặc nấu cao đặc có tác dụng điều trị,Đau nhức xương khớp,Thoái hóa,tê thấp.Tại Ấn Độ đinh lăng được làm thuốc trị sốt,trị vết thương,trị sỏi thận,sỏi bàng quang,chữa bí tiểu.
Tại Gana người ta dùng sản phẩm từ cây đinh lăng chữa bệnh hen suyễn theo kinh nghiệm dân gian.Ở nước ta đinh lăng còn là món quà biếu cao cấp được nhiều người săn tìm.
quá hay hết chổ che